“Cơ Thể Người Cần Nguyên Liệu” – Làm Thế Nào Để Có Sức Khoẻ Tốt

Đánh giá bài viết

Sai rồi, cơ thể người cần nguyên liệu.

Khả năng phục hồi của cơ thể có thật sự thần kỳ như vậy không? Có thể nói không có gì là không thể. Tất cả những tổn thương trong cơ thể thông qua quá trình phục hồi đều có thể điều trị khỏi với tốc độ rất nhanh. Nhưng như vậy lại rất mâu thuẫn vì nếu khả năng phục hồi thần kỳ như vậy, không gì không thể và lúc nào bất cứ đâu cũng xảy ra quá trình phục hồi vậy thì con người lẽ ra sẽ không thể mắc bệnh được, thế giới này sẽ không có bệnh nhân, bạn thấy đúng không? Lẽ ra là cứ có tổn thương sẽ có phục hồi, vậy sao lại có nhiều người mắc bệnh đến thế? Thậm chí trong viện bệnh nhân còn không đủ giường để nằm, phải nằm la liệt ở hành lang, cầu thang, mà bệnh mắc phải ngày càng kỳ lạ, các chủng bệnh giờ ngày càng nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

Lấy ví dụ bạn sẽ dễ hiểu hơn. Giả dụ có người chuyên sửa chữa tường nhà giỏi nhất thế giới, chưa có kiểu tường nào anh ta chưa sửa qua, hơn nữa bức tường do anh ta sửa sẽ khiến bạn không thể nhận ra vốn dĩ vết rạn hỏng nằm ở đâu. Thế nhưng đến khi tới nhà bạn giúp bạn sửa tường thì anh ta bó tay, mặc dù tường nhà bạn chẳng có gì quá đặc biệt cả.

Theo bạn nguyên nhân do đâu? Tôi nghĩ nguyên nhân chỉ có một, đó là bạn chưa chuẩn bị tốt gạch và vữa cho anh ta sửa. Nguyên lý rất đơn giản đó là trên thế giới này chẳng có cái gì sửa chữa mà không cần đến nguyên liệu. Bạn thử nghĩ xem, bàn hỏng lấy gì để sửa? Khẳng định bạn trả lời là dùng gỗ. Tại sao? Vì bàn được làm từ gỗ.

Còn tường mà hỏng thì phải có gạch vữa để sửa, bởi vì tường được xây từ gạch vữa. Do vậy, trên thế giới này, bất kỳ cái gì hỏng phải sửa thì đều phải lấy nguyên liệu làm ra vật đó để chữa. Đây là chân lý, là quy luật không bao giờ thay đổi. Vì thế mà chưa thấy ai hỏng xe đạp, mất một con ốc mà chỉ cần dí ngón tay vào trong xe là xe chạy cả.

Con người rất thông minh, khi bị hỏng hóc cái gì là biết dùng nguyên liệu nào để sửa. Nhưng đứng dưới góc độ năng lực phục hồi của cơ thể và nhìn từ góc độ dinh dưỡng học thì con người đã phạm phải sai lầm ngu xuẩn nhất đó là khi cơ thể chúng ta hỏng thì lại chẳng biết dùng nguyên liệu gì để sửa. Dùng thuốc ư? Cơ thể con người đâu có cấu tạo từ thuốc. Sửa chữa như vậy không hợp lý, và không thể thành công được. Do vậy mà ngày nay có rất nhiều bệnh không chữa được, ví dụ như viêm dạ dày mãn tính, chữa trị hàng chục năm trời không khỏi.

Hình 11

Vậy bạn được cấu tạo từ đâu? Từ chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin, khoáng chất và nước với một số thành phần khác. Do vậy khi cơ thể bạn hỏng điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến và sử dụng đến là những nguyên liệu nêu trên. Những nguyên liệu trên được gọi là chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu và cũng tham qua quá trình cấu tạo nên các vật chất trong cơ thể.

Nói đến đây bạn cũng hình dung được hàng ngày chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình như thế nào, đó là quá trình: tổn thương -> phục hồi -> nguyên liệu -> chất dinh dưỡng (Hình 11). Tổn thương xảy ra ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào thì phục hồi cũng diễn ra ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào, hơn nữa muốn đạt được kết quả phục hồi tốt đẹp nhất thì cần phải có đủ nguyên liệu, đó là chất dinh dưỡng.

Tuy rằng quá trình phục hồi từ tổn thương -> phục hồi -> nguyên liệu -> chất dinh dưỡng vẻn vẹn chỉ có 9 chữ nhưng nó bao hàm một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, cần chúng ta suy nghĩ và ngộ ra. Nó chính là linh hồn của y học và dinh dưỡng học, là cái gốc của nền y học dinh dưỡng .

Chất dinh dưỡng là dùng để trị bệnh

Chất dinh dưỡng không thể trị được bệnh, đó là quan niệm nhận thức vô cùng phổ biến của mọi người. Thậm chí đại đa số bác sỹ và kể cả các cán bộ ngành y tế vẫn giữ quan niệm đó.

Điều này có liên quan đến nguyên nhân dẫn đến 3 điều sau: thứ nhất, chúng ta đã bỏ không ít tiền để mua những sản phẩm bổ trợ cho sức khỏe như sữa ong chúa, cao ngựa, yến sào, …trong những dịp viếng thăm người bệnh, người già hay dùng làm quà biếu. Tôi cũng chưa thấy ai ăn những thứ này xong thì khỏi bệnh cả.

Hơn nữa nguyên nhân là do cũng chẳng biết mua gì để biếu nên mua những thứ này có vẻ ổn hơn, sang hơn, dù sao thì cũng là những đồ bổ chứa nhiều dinh dưỡng. Về lý thuyết những thứ trên rất tốt, nhưng nguyên nhân dẫn đến hiệu quả mà nó mang lại không cao thì rất nhiều và rất phức tạp, ví như hàng có thật không, giá có bị đội lên không?

Từ khâu chọn nguyên liệu đến quá trình sản xuất ra thành phẩm, bạn đừng nghĩ để làm ra được một sản phẩm bổ dưỡng như vậy rất đơn giản, bởi lẽ trong quá trình sản xuất các dưỡng chất rất dễ bị mất đi hoặc bị phá hủy giảm tác dụng. Thứ hai, tôi thấy nhiều người mua những thứ đắt tiền như nhân sâm, đông trùng hạ thảo để biếu bố mẹ hay người già để tăng cường sức khỏe. Thực tế thì chẳng mấy khi chúng ta thấy tác dụng, thậm chí còn phản tác dụng.

Nói về tác dụng của các đồ bổ tôi có một phần phân tích cụ thể ở chương sau. Thứ ba, những kiến thức về dinh dưỡng chúng ta học ở trường lớp chưa đạt đến trình độ của y học dinh dưỡng. Chúng ta chưa ý thức được dinh dưỡng là yếu tố chủ đạo trong việc điều trị bệnh và duy trì sức khỏe tối ưu chứ không phải chỉ ở vai trò hỗ trợ điều trị như quan niệm hiện tại của nhiều người. Thực ra hiện tượng này không phải chỉ tồn tại Trung Quốc, mà trên khắp thế giới trình độ dinh dưỡng học cũng tương tự vậy thôi. Tôi cho rằng đây là điều đáng buồn cho sự phát triển của ngành dinh dưỡng học hiện đại.

Vậy thì dinh dưỡng có trị được bệnh hay không? Rất đơn giản, các chất xơ, vitamin B, C, canxi, sắt… đều đang được sử dụng trong các bệnh viện. Không trị được bệnh sao bệnh viện vẫn kê cho uống?

Chúng ta vẫn thường nghe bạn bè nói dinh dưỡng không thể trị được bệnh, chỉ có thể nói là hỗ trợ giai đoạn giả khỏe mạnh mà thôi. Như đã thảo luận ở phần trên, giả khỏe mạnh chính là giai đoạn đầu của bệnh tật. Nếu bạn thừa nhận phải chỉnh lại quan niệm giả khỏe mạnh, có nghĩa là bạn thừa nhận dinh dưỡng có thể chữa trị bệnh ở giai đoạn đầu.

Vậy giai đoạn cuối của bệnh có thể chữa được không? Vẫn lấy ví dụ về bệnh mạch vành, nếu bạn có thể dùng dinh dưỡng làm giảm 40% phần tắc nghẽn trong lòng mạch (đây chính là thời điểm mà chúng ta gọi là giả khỏe mạnh), bạn có cho rằng 70% bị tắc nghẽn vẫn có thể chữa trị được (lúc này xuất hiện triệu chứng bệnh lâm sàng, người bệnh cảm nhận được và bệnh bắt đầu phát tác)?

Chắc chắn là có thể chữa được vì giữa 40% và 70% chỉ là lượng ít nhiều mà thôi chứ về bản chất thì như nhau. Do vậy để xử lý 70% tắc nghẽn cần thời gian lâu hơn xử lý 40% tắc nghẽn. Có thể nói dinh dưỡng không chỉ ăn chơi, mà nó có thể trị được bệnh và bất kỳ đâu bất kỳ lúc nào dinh dưỡng cũng đang duy trì sức khỏe tối ưu cho chúng ta. Và khẳng định thêm cũng chỉ có dinh dưỡng mới làm được điều này.

Nguyên lý trị bệnh của dinh dưỡng là cung cấp nguyên liệu cho cơ thể. Cơ thể dùng những dinh dưỡng này thông qua khả năng phục hồi của nó sẽ giúp cơ thể làm lành tất cả những nơi bị tổn thương. Tổn thương chính là bệnh tật, vì tổn thương cũng phân ra làm 2 loại tổn thương cấp tính và tổn thương mãn tính. Vì lẽ đó bệnh tật cũng chia làm 2 loại là bệnh cấp tính và bệnh mãn tính.

Chất dinh dưỡng có thể trị những bệnh gì

Từ góc độ lý thuyết của y học dinh dưỡng mà nói thì dinh dưỡng có thể trị tất cả các loại bệnh, đây chính là điểm mà mọi người thường không lý giải nổi. Có người nói: “Anh bảo dinh dưỡng trị được bách bệnh là hồ đồ, điều này không thể”.

Thực tế thì nguyên lý rất giản đơn, vì dinh dưỡng là nguyên liệu sẽ phát huy tác dụng sau khi trải qua quá trình phục hồi của cơ thể, hơn nữa con người lại được tạo ra bởi các chất như chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin, khoáng chất và nước.

Đầu của bạn cũng tạo bởi dinh dưỡng, chân của bạn cũng tạo nên nhờ dinh dưỡng, gan của bạn cũng vậy, dạ dày của bạn cũng được tạo nên nhờ dinh dưỡng. Chính vì thế mà bạn bị tổn thương ở đâu thì đều cần phải có dinh dưỡng để chữa lành. Kết luận dinh dưỡng có thể trị được tất cả các bệnh lý trên cơ thể bạn, thậm chí hiệu quả điều trị lại rất cao.

Có một lần có khoảng gần 10 người đến khám bệnh chỗ tôi, tôi cũng rất nhanh chóng kê đơn thuốc điều trị cho họ. Chẳng lâu sau, một vài người quay lại với vẻ mặt tức giận hỏi tôi tại sao họ mắc các bệnh khác nhau nhưng lại kê đơn thuốc giống nhau. Tôi nói, chẳng có cách nào khác, ai bảo các anh đều là người. Nếu các anh là tường, tôi sẽ đi lấy gạch giúp các anh chữa lành.

Hơn nữa ăn dinh dưỡng rất tiết kiệm chi phí, ăn một miếng có lợi cho cả cơ thể, đồng thời hiệu quả trị bệnh cũng rất cao. Nó sẽ giúp cơ thể anh phục hồi và chữa lành tất cả các bộ phận bị tổn thương. Bà Trần đã 60 tuổi rồi, đầy bệnh trên người, khi bà miêu tả các bệnh lý của bà tôi có cảm giác hình như cơ thể này chẳng có chỗ nào là không bệnh. Nào là bệnh tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thường xuyên đau đầu, chóng mặt, thiếu máu cơ tim, cao huyết áp.

Ngoài ra còn bị béo phì, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, mất ngủ, đau nhức cổ, vai, lưng, chân do bị gai xương. Bệnh tiểu đường của bà rất nặng, mỗi ngày phải dùng 42 đơn vị insulin. Sau khoảng 1 tuần dùng dinh dưỡng, lượng insulin bà dùng đã hạ xuống còn 22 đơn vị. Sau 2 tuần sử dụng, các triệu chứng bệnh lý của bà đều có chuyển biến tốt hơn rất nhiều.

Xem tiếp: Tại sao ngày nay y học lại bó tay với các bệnh mãn tính?

Nguồn: Sách Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền – Đẩy Lùi Bệnh Tật (Tác giả: Tiến sĩ – Bác sĩ VƯƠNG ĐÀO).

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *