“Sức Khoẻ” Trong Tầm Tay Chúng Ta

Đánh giá bài viết

“Sức Khoẻ” Trong Tầm Tay Chúng Ta

Mục tiêu và khát vọng cuối cùng của con người trên cõi đời này là được tự do. Thử nghĩ xem, nếu trong cuộc sống bạn làm chủ được thời gian, tiền bạc, bạn có thể làm những điều bạn thích, hoàn toàn tự do tự tại, thích đi đâu thì đi, đó mới là cuộc sống tươi đẹp hoàn mỹ. Nhưng bạn cũng phải biết rằng, tự do về sức khỏe là mục tiêu tự do đầu tiên của bạn, tất cả mọi thứ trên đời này đều phải lấy sức khỏe làm gốc.

Bởi lẽ nếu mất sức khỏe, bạn bỏ lại người thân, bạn bè, tiền của, gia sản, sự nghiệp, một mình bạn ra đi dời khỏi cõi đời này, bi kịch thuộc về gia đình bạn. Đặc biệt là giới tri thức cao, giới khoa học, giới nghệ sỹ, giới doanh nhân…đều vì sức khỏe có vấn đề mà ra đi từ biệt chúng ta rất sớm. Họ ra đi là một tổn thất lớn cho xã hội, và cũng là tổn thất cho mỗi chúng ta.

Coi trọng sức khỏe dù có nói nghiêm trọng đến đâu cũng không hề là quá. Và chỉ có những người bị cuộc sống cho một bài học nhớ đời về sức khỏe do bàng quan thờ ơ với nó, những người từ cõi chết trở về mới thấm thía sức khỏe quan trọng đến nhường nào. Chúng ta đã chứng kiến những người từ cõi chết trở về họ thay đổi hoàn toàn, không còn kỳ kèo bất kể vấn đề gì trong cuộc sống mà chỉ chú ý quan tâm đến sức khỏe mà thôi. Sức khỏe là đường ranh giới cuối cùng, chúng ta đừng bước qua.

Xã hội này có biết bao người dùng mạng của mình để kiếm tiền, nhưng cuối cùng cũng chẳng thể dùng tiền để cứu sống mạng mình được. Cuộc sống này có biết bao người vì không còn sức khỏe mà gia sản biến thành di sản, đơn độc một mình vĩnh biệt cuộc sống. Hỏi bạn có muốn bị bệnh không, chắc chắn bạn sẽ trả lời là không. Nhưng bản thân bạn đã làm những gì để ngăn không bị nhiễm bệnh? Bạn đã đầu tư bao nhiêu cho sức khỏe? Rất nhiều người ngày nào cũng hô hào tôi muốn khỏe mạnh, nhưng ngày ngày vẫn làm những việc mà làm tổn hại đến sức khỏe của mình.

Cũng có nhiều người nói rằng tiền không có thì không làm gì được. Sau khi có ít tiền rồi, yên tâm hơn, đi khám bệnh không lo thiếu tiền nữa. Có một lần tôi đi ăn cơm với một người bạn học đại học, anh ấy là một bác sỹ giỏi của khoa huyết học tại một bệnh viện nổi tiếng. Trong lúc vừa ăn vừa nói chuyện, tôi hỏi: “các cậu một ngày nhiều nhất giúp bệnh nhân tiêu bao nhiêu tiền?”. Anh bạn tôi trả lời “một chục hai chục nghìn (nhân dân tệ) là chuyện thường!”.

Bệnh nhân khoa huyết học điều trị không bao giờ chỉ có vài tháng hoặc nửa năm, thường là phải vài năm. Bạn thử tính xem phải tiêu tốn bao nhiêu tiền? Không chỉ khoa huyết học như vậy, ở khoa lâm sàng chúng tôi làm việc cũng thường gặp một thực tế như sau.Một gia đình ở mức trung lưu, đang từ giàu có xuống thành bần hàn chỉ sau một đợt bệnh nan y. Với thâm niên 20 năm trong ngành y, tôi hiểu rõ triết lý có tiền không mua được sức khỏe, chỉ những ai hiểu rằng làm thế nào để có kiến thức giữ gìn sức khỏe thì người đó mới sở hữu sức khỏe trong tay.

Mặc dù để duy trì sức khỏe cần có một chút phí, nhưng sức khỏe có được không phải vấn đề đòi hỏi bạn có năng lực tài chính hay không. Để duy trì sức khỏe tốt, bạn phải kết hợp kiến thức và quan niệm đúng về sức khỏe. Có người phó mặc sức khỏe của mình cho bác sỹ nhưng chính họ không biết việc làm này nguy hiểm đến mức nào.

Một người bạn của tôi là bác sỹ khoa ngoại có lần gọi điện cho tôi và nói là anh ấy bị phẫu thuật, tôi hốt hoảng lo lắng hỏi tại sao, anh ấy nói là bị viêm túi mật mãn tính. Trước khi làm phẫu thuật một ngày, tôi lo anh ấy sẽ rất hoang mang bởi vì anh ấy là một bác sỹ, bản thân rất hiểu về bệnh của mình nên sẽ tưởng tưởng ra nhiều hậu quả xấu, điều này vô cùng nguy hiểm. Bạn không thấy chứ nhiều bác sỹ lúc khám bệnh cho bệnh nhân thì ung dung tự tại, nhưng khi bản thân bác sỹ mắc bệnh thì họ cuống lên lo lắng vì sợ chết. Do đó tôi gọi điện chấn an bạn tôi.

Việc phẫu thuật túi mật của khoa ngoại là việc thường xảy ra, không phải là cuộc đại phẫu, rất an toàn vì các bác sỹ phẫu thuật nhiều quen tay rồi. Để chấn an tâm lý bạn tôi, tôi nói với anh ấy sau khi mổ xong tôi sẽ qua thăm. Nhưng bạn tôi cương quyết không nghe, nói là vừa mổ xong trông xấu lắm, đừng đến. Tôi trả lời: “sao đâu, thì bình thường cậu cũng vẫn xấu mà!”. Chiều hôm phẫu thuật xong tôi đến thăm bạn tôi, lúc đó anh ấy vừa tỉnh, trên người vẫn cắm đầy dây dợ. Thấy tôi anh ấy cười khó nhọc, nụ cười ấy quả thực là xấu vô cùng, nhưng bạn tôi nói một câu mà tôi ấn tượng mãi: “không ngờ lần này tôi lại bị người ta xử lý mình”.

Lúc anh ấy ra viện, tôi đến chúc mừng, tất nhiên phải chúc mừng rồi vì bạn tôi vẫn sống sót trở về. Uống vài cốc rượu xong, bạn tôi nói một câu mà tôi nhớ mãi. Anh ấy nói: chính giây phút trước khi tiêm thuốc mê, một mình nằm trên bàn mổ và cảm nhận sâu sắc lần đầu tiên thấy cuộc sống sao mong manh đến vậy. Bởi vì chỉ sau một lát nữa thôi, tính mạng của mình đã không phải do mình quyết định, người khác sẽ quyết định nó trong vài tiếng nữa.

Bạn hãy nghĩ mà xem, để tính mạng của mình cho người khác quyết định vài giờ đồng hồ, nguy hiểm đến thế nào. Tính mạng của bạn để người khác quyết định, bạn yên tâm không? Do đó sức khỏe phải do chính bản thân mình quản lý, phải nắm chắc nó trong tay. Một bác sỹ phải làm phẫu thuật cắt túi mật, dù là một phẫu thuật nhỏ nhưng bạn có biết trước khi làm phẫu thuật bạn tôi đã phải chuẩn bị những gì.

Anh ấy viết ngay ngắn số tài khoản ngân hàng của gia đình và số bảo hiểm lên tờ giấy trắng và đưa cho vợ giữ. Bạn tôi biết rằng cho dù chỉ là một cuộc tiểu phẫu nhưng vẫn có thể xảy ra sắc xuất không ngờ tới, vẫn có thể một đi không trở lại. Vì thế, sức khỏe chỉ có mình nắm chắc trong tay mình mới yên tâm được.

Xem tiếp: Bệnh Không Rõ Căn Nguyên – Làm Thế Nào Để Có Sức Khoẻ Tốt.

Nguồn: Sách Dinh Dưỡng Học Bị Thát Truyền – Đẩy Lùi Bệnh Tật (Tác giả: Tiến sĩ – Bác sĩ VƯƠNG ĐÀO).

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *